26Th10/17

Những giải pháp bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp

Môi trường xanh – sạch – đẹp là tiêu chí quan trọng trong phương hướng và chiến lược xây dựng xã hội văn minh, cuộc sống xanh.

Một môi trường xanh luôn là niềm mong ước của tất cả mọi người, do con người xây dựng lên từ quá trình cải tạo và biến đổi thiên nhiên. Trong thực tế cho thấy, con người vô hình chung trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư hệ hô hấp hiện nay.

Ô nhiễm môi trường ngày càng có chiều hướng gia tăng trên diện rộng và mức độ ô nhiễm tăng cao. Những biện pháp bảo vệ môi trường sau đây giúp chúng ta có một môi trường xanh sạch đẹp cho mọi người.

Làm thế nào để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp?

Ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp là điều đầu tiên cần quan tâm đến trong quá trình bảo vệ môi trường. Con người trong quá trình khai phá, làm chủ thiên nhiên cũng là yếu tố tác động đến môi trường lớn nhất. Mặt khác, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường là bảo vệ các điều kiện sinh tồn tốt nhất cho chính con người và tất cả các loài sinh vật nói chung. Do đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp là thực sự quan trọng. Những biện pháp sau đây có thể nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường.

Làm thế nào để bảo vệ môi trường đòi hỏi những giải pháp thiết thực để bảo tồn chất lượng môi trường, nâng cao chất lượng môi trường qua những việc làm cụ thể. Nhằm làm thế nào để bảo vệ môi trường toàn diện, gồm: bảo vệ môi trường đất, bảo vệ môi trường biển, bảo vệ môi trường không khí. Như sau:

Vệ sinh sạch sẽ môi trường

Trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc của con người. Vệ sinh môi trường đánh giá vào ý thức tự giác của mỗi cá nhân trong việc chấp hành quy định chung, đồng thời để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Vệ sinh môi trường gắn liền với việc dọn dẹp nơi ở thường xuyên, không thải bừa bãi các chất có nguy cơ gây hại xuống môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí. Đề án thu gom rác thải vùng nông thôn cũng như các đề án giải pháp bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp khác đã được thực hiện trong cả nước trong đó có nhiều địa phương đã thực hiện tốt, mang lại hiệu quả như Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng…

Trồng cây gây rừng

Tình trạng khói bụi ngày càng gia tăng nên việc tăng cường trồng cây xanh trở thành hành động thật sự thiết thực và hữu ích. Thế nhưng thực tế như sự khai thác tràn lan tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu khiến số lượng cây lim xanh trong rừng nguyên sinh ở Quảng Nam ngày càng khan hiếm.Chính quyền địa phương cần có phương án duy trì, bảo vệ những cánh rừng nguyên sinh cũng là bảo vệ môi trường sống chung của cộng đồng.

Hạn chế sử dụng túi nilon

Trong cuộc sống, mọi sinh hoạt đều sử dụng tới túi nilon như một vật dụng không thể thiếu. Nilon là chất rất khó phân hủy, khi ở trong môi trường đất hoặc nước sẽ cản trở quá trình phát triển của các sinh vật khác.

Trong sinh hoạt, việc sử dụng túi nilon trở thành một thói quen. Sử dụng túi nilon như vật dụng để đựng thực phẩm mà nhiều người không biết tới tính nguy hại.

Hãy sử dụng túi bằng vải, túi bằng giấy thay thế túi nilon để góp phần bảo vệ môi trường.

Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời

Việc tận dụng năng lượng xanh tự nhiên cho hiệu suất sử dụng cao. Việc sử dụng năng lượng mặt trời để ứng dụng vào đời sống hoàn toàn hợp lý và làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Một môi trường xanh – sạch – đẹp đánh giá trình độ dân trí của con người, đồng thời phản ánh sự phát triển tiến bộ của nhân loại.

22Th4/17
unnamed-7789-1438935827

Công nghệ biến màn hình điện thoại thành pin Mặt Trời trong suốt

Công ty Ubiquitous Energy có trụ sở tại Thung lũng Silicon, Mỹ đang có kế hoạch sản xuất một loại pin Mặt Trời mới trong suốt, phủ lên màn hình điện thoại và cửa sổ trong tương lai.

Công ty Ubiquitous Energy có trụ sở tại Thung lũng Silicon, Mỹ đang có kế hoạch sản xuất một loại pin Mặt Trời mới trong suốt, phủ lên màn hình điện thoại và cửa sổ trong tương lai. 


Pin Mặt Trời tương lai sẽ trong suốt như một tấm kính. Ảnh: NG

Pin Mặt Trời ngày càng phổ biến nhưng con người mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ của nguồn năng lượng khổng lồ này. Hiệu suất chuyển hóa từ quang năng thành điện năng cao nhất mới chỉ đạt 20%. Song song với việc nâng cao hiệu suất pin, các nhà khoa học cũng muốn mở rộng phạm vi lắp đặt và ứng dụng các tấm pin. Với pin Mặt Trời trong suốt, thay vì chỉ có thể lắp đặt trên mái nhà, có thể dùng để phủ trên cửa kính các tòa nhà cao tầng hay sử dụng cho các thiết bị điện tử như điện thoại di động.

Nguyên lý hoạt động của pin Mặt Trời trong suốt rất đơn giản. Ánh sáng Mặt Trời là tập hợp của vô số các bước xạ thuộc vùng không nhìn thấy (hồng ngoại, tử ngoại) và các bước xạ thuộc vùng nhìn thấy. Pin Mặt Trời trong suốt là loại pin chỉ chuyển hóa năng lượng của các bức xạ hồng ngoại và tử ngoại thành điện năng, cho ánh sáng nhìn thấy đi qua. Nói cách khác, nó “trong suốt” với mắt người.

Theo National Geographic, loại vật liệu sử dụng để chế tạo pin Mặt Trời trong suốt là vật liệu hữu cơ.

“Ưu điểm của việc sử dụng vật liệu hữu cơ là nguyên liệu luôn sẵn có và rất phong phú,” Nikos Kopidakis, một nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo Mỹ (NREL), cho biết.

Một ưu điểm nữa của pin vật liệu hữu cơ là dễ chế tạo hơn pin Mặt Trời truyền thống. Với công nghệ chế tạo pin Mặt Trời hiện tại, cần phải có buồng chân không cao và lò nung nhiệt độ cao, 300-400 độ C. Loại pin mới không cần buồng chân không và có thể chế tạo ở nhiệt độ thường. Với quá trình phủ phim tiêu chuẩn hiện nay, các kỹ sư của Ubiquitous có thể tạo ra các lớp quang điện hữu cơ có độ dày chỉ bằng 1/1000 độ dày sợi tóc.

Tuy nhiên, có một vấn đề với loại pin mới này là hiệu suất chưa cao như pin truyền thống. Vì vậy các nhà nghiên cứu của Ubiquitous sẽ chứng minh tính ứng dụng của pin Mặt Trời trong suốt ở quy mô nhỏ trước. Cơ sở sản xuất thử nghiệm của công ty đặt tại thành phố Redwood, California hiện đang hợp tác với những công ty khác để sản xuất các bản mẫu điện thoại thông minh, đồng hồ và thiết bị điện tử nhỏ, sử dụng công nghệ pin trong suốt của Ubiquitous. Nếu suôn sẻ, trong tương lai, cửa sổ và màn hình điện thoại di động sẽ được phủ một lớp pin mỏng vô hình.

30Th3/17
wonder-129-school-bus-static-image-1490677456

Học sinh tiểu học các nước đi học bằng phương tiện gì?

Học sinh, dù là tiểu học, ở các nước được khuyến khích tự đến trường, đi bộ, xe buýt hoặc xe đạp. Học sinh Hà Lan chủ yếu đạp xe đi học còn ở Nhật, học sinh đi bộ.

Học sinh tiểu học các nước đi học bằng phương tiện gì?
Xe buýt màu vàng biểu tượng của nước Mỹ, chuyên dùng để chở học sinh đi học

Hà Lan đi xe đạp, Mỹ đi xe buýt trường

Theo nghiên cứu của cộng đồng xe đạp Anh, nước này mỗi năm sẽ tiết kiệm được 520 triệu bảng Anh nếu như cha mẹ để con tự đến trường, thay vì đưa đón chúng.

Không chỉ tiết kiệm tiền, đi xe đạp đến trường còn giúp tăng cường sức khỏe học sinh. Số liệu trong năm 2.000, tại nước Anh có 125 người chết khi đi xe đạp, trong số này chỉ có 20 trẻ em. Trong khi đó, số người tử vong vì bệnh tim mạch vào khoảng 125.000.

Tại Hà Lan, phương tiện chính của học sinh đến trường là xe đạp. 2/3 học sinh tiểu học Hà Lan đi bộ hoặc xe đạp đến trường và con số này tăng lên thành 3/4 đối với học sinh trung học.

Học sinh tiểu học các nước đi học bằng phương tiện gì?
Một bãi xe đạp ở trường học tại Hà Lan – Ảnh: bicycledutch

Một trong những lý do chính khiến học sinh Hà Lan thoải mái đến trường bằng xe đạp hoặc đi bộ là do trường gần nhà. Khoảng 50% học sinh Hà Lan có trường cách nhà dưới 5km và 38% học sinh có nhà cách trường dưới 15km. Tính tổng cộng, hơn 90% học sinh Hà Lan có khoảng cách từ trường đến nhà phù hợp để đi xe đạp.

Tại Thụy Điển, gần như tất cả học sinh tiểu học đều đi bộ tới trường bởi trường tiểu học gần nhất đều không cách nhà quá 2km. Nếu khoảng cách nhà xa hơn, chính phủ có một số quy định về việc trả tiền phương tiện đi lại.

Đơn cử, tại khu vực Hallstahammer, chính phủ sẽ trả tiền xe buýt nếu học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 có nhà cách trường hơn 2km; nếu học sinh từ lớp 4 đến lớp 6 có nhà cách trường hơn 3km và nếu học sinh từ lớp 7 đến lớp 9 cách trường hơn 4km.

Tại Mỹ, phương tiện chính để học sinh đến trường là xe buýt. Những chiếc xe buýt sơn màu vàng chuyên dùng để chở học sinh đã trở thành biểu tượng tại Mỹ. Mỗi năm, một học sinh phải tốn khoảng 500 USD tiền vé xe buýt tới trường và chỉ có bang Pennsylvania miễn tiền vé cho học sinh.

Số liệu trong năm học 1999-2000 cho biết chi phí cho hệ thống xe buýt vàng lên đến gần 12 tỉ USD. Tất cả xe buýt vàng đều phải đạt chuẩn của bang, liên bang và được xem là phương tiện đi học an toàn nhất tại Mỹ với số tai nạn gây thiệt mạng thấp hơn so với đi xe riêng, xe buýt công cộng hay xe lửa…

Học sinh Nhật tự đi học từ lớp 1

Trong khi đó tại Nhật, hầu hết học sinh tiểu học và trung học đi bộ đến trường. Tại Tokyo, học sinh đi bộ khoảng 5 đến 15 phút sẽ tới được trường. Ở thành thị, trường học quy mô nhỏ nằm rải rác nên học sinh không cần dùng đến xe buýt.

Thông thường, nhóm học sinh gần nhà sẽ cùng nhau đi học. Ở những khu vực nhiều xe cộ, phụ huynh hoặc nhân viên nhà trường thay phiên nhau canh chừng cho nhóm học sinh băng qua đường. Học sinh được dạy giơ tay ra hiệu để qua đường hoặc cầm cờ để gây chú ý. Một số trường tiểu học phát nón màu sáng, dễ gây chú ý cho học sinh để đội khi đi đến trường.

Hầu hết học sinh trung học và thiểu số học sinh tiểu học dùng phương tiện công cộng như tàu điện, xe buýt để đi học.

Việc hầu hết học sinh tiểu học Nhật đi bộ hoặc dùng tàu điện để tới trường gây ngạc nhiên cho chính các nước phương Tây. Kênh truyền hình CBS có bài báo viết về ‘hiện tượng’ học sinh lớp 1 ở Nhật tự đến trường bằng phương tiện công cộng.

Học sinh tiểu học các nước đi học bằng phương tiện gì?
Hình ảnh học sinh tiểu học Nhật một mình đi học – Ảnh: TheAtlantic.com

Bài viết mô tả cậu học sinh lớp 1 Ryuhei Sato mỗi ngày mất 55 phút, bao gồm hai chặng đi bộ và hai chặng xe lửa, để đến trường. Bà Yummi Sato, mẹ Ryuhei cho biết ban đầu bà rất lo lắng nhưng sau đó không còn nữa.

Theo kênh CBS, thật ra việc tự đi học là quy định của trường nơi Ryuhei học. Teru Clavel, một nhà xã hội học Mỹ gốc Nhật hiện đang sống tại Tokyo nói: “Nền văn hóa dạy rằng trẻ em phải biết tự lập ở tuổi bắt đầu đi học, chính xác là 6 tuổi”. Bản thân bà Clavel cũng để con gái một mình tới trường hằng ngày.

Trước những cạm bẫy mới trong xã hội như nạn ấu dâm, bạo lực… việc để con đi học một mình là điều đáng quan tâm. Trả lời vấn đề này, bà Clavel nói: “Rõ ràng ngoài đường có nhiều mối nguy hiểm. Phụ huynh phải nhớ rằng ngoài việc tập cho trẻ tự tin và trao tự do cho trẻ, còn phải trang bị cho chúng nhiều phương tiện để định hướng”.

Bản thân Ryuhei cũng tỏ ra ‘bất bình’ nếu có ai bàn luận về việc cậu tự đi học. Kết thúc bài viết, CBS dẫn lời Ryuhei rằng tại sao học sinh ở Mỹ không tự đến trường bằng xe lửa.

30Th3/17
Primary school students walk through the ruins of a demolition area surrounding their school, after class in Zhengzhou, Henan province, China, January 9, 2015. REUTERS/Stringer

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường

Không riêng gì Việt Nam, tại rất nhiều nơi thế giới, đường đến trường vẫn là thử thách lớn cho các em học sinh, nhất là ở các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa.

Hãng tin Reuters ngày 2-6 giới thiệu loạt ảnh chụp trẻ em đến trường hoặc cùng sinh hoạt học hành ngoại khóa với muôn màu muôn vẻ và toát lên tinh thần vượt khó của các học sinh – dù ở những quốc gia văn minh như Pháp, Canada hay những nơi hẻo lánh ở Philippines, Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Afghanistan…

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Một người phụ nữ cùng một số em học sinh băng qua một vách đá sát biển ở làng Kawag village, tỉnh Zambales, phía Bắc Manila (Philippines) để đến trường vào ngày đầu năm học mới.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Các em học sinh tập leo núi tại khu vực dành cho người đi bộ nằm giữa bảo tàng Orsay và cầu Alma bên bờ sông Seine, Paris.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Thầy Xu Liangfan hộ tống các học sinh của mình di chuyển trên một con đường nhỏ nằm cheo leo bên vách đá để đến trường tiểu học Banpo ở thành phố Tất Tiết, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Các em học sinh đu bám vào một bên cây cầu bị sập để băng qua sông đi học ở một ngôi trường tại làng Sanghiang Tanjung, Indonesia.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Các nữ sinh đi qua một tấm ván đặt giữa các bức tường pháo đài Galle được xây dựng từ thế kỷ 16 ở Sri Lanka
Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Thầy  giáo Xie Bihua, 47 tuổi, cùng học sinh của mình đi bộ trên một con đường nhỏ xíu ở huyện Uy Ninh, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, để về nhà sau giờ học tại một trường tiểu học nằm ở khu vực miền núi.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Học sinh mang ủng cao su bước trên một cây cầu tạm bợ làm từ những chiếc ghế đẩu để vào lớp ở trường tiểu học Sitio Tapayan, tỉnh Rizal, Philippines.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Học sinh tiểu học đi qua khu vực đổ nát quanh trường mình sau trận động đất tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Hai nam sinh ở làng Bassi Kalan, thành phố Jammu, Ấn Độ đang di dời bàn ghế sau khi trường mình bị ngập nước do mưa lớn.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Các em học sinh tiểu học đeo mũ bảo vệ đầu khi đi bộ tới trường học ở Tokyo, Nhật Bản.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Học sinh tiểu học ở làng Nagari Koto Nan Tigo, tỉnh Tây Sumatra, Indonesia xách giày và cặp khi băng qua một con sông  để đến trường.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Học sinh làng Ibsheway el-Malaq, đông bắc Cairo, Ai Cập, đu bám sau một chiếc xe để về nhà sau giờ học.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Học sinh làng Ibsheway el-Malaq, đông bắc Cairo, Ai Cập, đu bám sau một chiếc xe để về nhà sau giờ học.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Các em học sinh đi dạo trong trường tiểu học Omika ở thành phố Minamisoma, Nhật Bản, nơi có mức độ phóng xạ hiển thị trên đồng hồ đo là 0,12 microsievert một giờ. Trường Omika nằm cách nhà máy năng lượng hạt nhân Fukushima Daiichi, nơi từng bị sóng thần tàn phá, khoảng 13 dặm (hơn 20km).

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Một nam sinh người Afghanistan đạp xe ngang qua một người lính Mỹ trong một cuộc tuần tra chung giữa lính quân đội Mỹ với binh sĩ Afghanistan tại làng Ahmadak, quận Baraki Barak, tỉnh Logar, Afghanistan.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Một nhóm trẻ em leo qua một cây cầu hư vắt ngang suối ở thành phố Srinagar, Ấn Độ trên đường từ trường về nhà.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Hai bé gái học sinh tiểu học lội sông đi học ở làng Nagari Koto Nan Tigo, tỉnh Tây Sumatra, Indonesia.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Trẻ em đạp xe đi học dưới thời tiết dày đặc sương mù ở thị trấn Sampit, tại tỉnh miền Trung Kalimantan của Indonesia.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Học sinh đi thuyền gỗ qua sông Bengawan Solo để đến trường ở huyện Bojonegoro, tỉnh Đông Java, Indonesia.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Học sinh đi bộ qua một khu vực dày đặc trụ điện trong một cơn bão ở phía Đông Toronto, Canada.
30Th3/17
Xie Bihua (L), a 47-year-old teacher of a rural primary school located at the mountainous area, leads on a small dirt road as he walks with his students after school, in Weining Yi, Hui, and Miao Autonomous County, Guizhou province, China, May 28, 2015.  REUTERS/Stringer

Học sinh Nhật Bản được dạy đi bộ đến trường an toàn

Nhật Bản nổi tiếng với tính tự lập, hầu hết tự đến trường và về nhà ngay từ khi bắt đầu vào tiểu học. Để đảm bảo an toàn cho con, phụ huynh không hoàn toàn bỏ mặc mà hướng dẫn từng chi tiết nhỏ trong thời gian đầu.

Kirsty Kawano, bà mẹ hai con người Australia đã sống ở Nhật Bản nhiều năm. Cô có bài chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn con đi học một mình của các bà mẹ Nhật Bản trên Savvy Tokyo.

Thay đổi lớn nhất của trẻ em Nhật Bản khi từ mẫu giáo lên tiểu học là được bố mẹ trao cho sự độc lập. Không còn sự giám sát từng ly từng tí, trẻ thoải mái đi bộ đến trường và đi bộ về nhà một mình. Hầu hết trẻ em đều vui mừng với sự thay đổi đột ngột này và nhiều phụ huynh dành thời gian thỏa thuận với con những quy định trên hành trình đơn độc phía trước.

Một đứa trẻ có thể tưởng tượng về ngày đầu tiên tự đi học là một ngày tràn ngập ánh nắng, chim hót véo von, hàng xóm thân thiện vẫy tay chào, gặp nhiều người bạn mới và trải nghiệm những điều thú vị trên đường đi. Tuy nhiên, hình ảnh hiện lên trong đầu phụ huynh có thể là một ngày xám xịt với người xấu đang chờ sẵn trên đường. Thực tế, hàng triệu trẻ em tự đi học, về nhà an toàn mỗi ngày và đằng sau đó là câu chuyện dạy con về an toàn của phụ huynh Nhật Bản.

Trước ngày khai giảng vào đầu tháng tư hàng năm, nhiều phụ huynh cùng con thực hiện một chuyến đi bộ đến trường và về nhà. Trên đường, trẻ được hướng dẫn cách qua đường an toàn. Nếu có thể đi cùng con trong một ngày học bình thường, phụ huynh sẽ dễ dàng chỉ cho con về sự đông đúc trên đường phố, nhìn thấy có bao nhiêu trẻ em cùng đi bộ đến trường từ địa điểm gần nhau.

Điều quan trọng là lưu ý cho trẻ về các cửa hàng hoặc địa điểm công cộng trên đường có thể dùng làm nơi trú ẩn trong trường hợp khẩn cấp, kiểm tra trước xem địa điểm đó có mở cửa lúc 8h sáng hay không. Một số được đánh dấu với biển “kodomo 110-ban” (kodomo hyaku-tou-ban). Trẻ trốn ở đó sẽ được bảo vệ cho đến khi cảnh sát đến. Phụ huynh có thể tập cho con nhớ các điểm này bằng cách tạo trò chơi đếm địa điểm “kodomo 110-ban” trên đường đến trường.

Ngoài ra, dạy con chào hỏi những người bán hàng và người dân dọc đường đi học sẽ khiến họ để mắt đến trẻ để dễ nhận ra nếu chẳng may có điều bất thường, đồng thời giúp trẻ cảm thấy mình cũng là một cư dân bình thường ở đó.

Hầu hết trường học có người hướng dẫn đứng ở các ngã tư gần trường và sử dụng cờ hiệu để ra dấu cho trẻ sang đường an toàn. Một số trường còn có luật không được quay về nhà để lấy đồ bỏ quên một khi đã rời nhà đến trường.

Cảnh sát nói rằng thời điểm nguy hiểm nhất đối với học sinh tiểu học là sau khi tan học. Đây là lý do trường yêu cầu học sinh về thẳng nhà, cất cặp sách và mũ trước khi đi chơi. Đi bộ qua công viên với trang phục học sinh sẽ khiến người xấu để ý. Trường tư vấn cho học sinh những tuyến đường từ nhà đến trường và ngược lại, nhờ đó phụ huynh có nhiều lựa chọn để tìm con nếu các em lâu trở về nhà.

Trong tháng tư, học sinh lớp một thường tan học sớm hơn cả trường, vào khoảng 14h30. Tuy nhiên, các lớp khác nhau có thể không tan học cùng một lúc. Nếu trẻ hứa về nhà cùng một người bạn, có thể trẻ sẽ đợi bạn đó tan lớp. Lối vào các tòa nhà, nơi có kệ giày thường là chỗ tụ tập lý tưởng của học sinh. Trẻ có thể kiểm tra bạn mình ở lớp khác đã về hay chưa bằng cách quan sát kệ giày.

Các trường học Nhật Bản hướng dẫn trẻ đừng bao giờ chơi một mình sau giờ học, luôn thông báo với người giám hộ mình sẽ đi đâu, với ai và về nhà lúc mấy giờ. Nhiều trẻ Nhật Bản sử dụng điện thoại di động từ sớm và có thể gọi về hỏi xin bố mẹ nếu muốn chơi lâu hơn.

Các công ty bán điện thoại di động thường cung cấp phiên bản dành cho trẻ em với các chức năng đơn giản như chấp nhận cuộc gọi, thực hiện cuộc gọi đã được đăng ký trước. Số điện thoại đăng ký thường hạn thế, do đó trẻ chủ yếu chỉ liên lạc với gia đình. Điện thoại di động dành cho trẻ em cũng thường được trang bị hệ thống định vị toàn cầu cho phép phụ huynh tìm được vị trí của con bất cứ lúc nào. Trẻ và bố mẹ có thể nhắn tin cho nhau qua điện thoại, nhưng không có những tính năng khác như chụp ảnh, lướt web, chơi game nhằm hạn chế những tiêu cực liên quan đến thiết bị công nghệ này đối với trẻ.

Một số trường cấm học sinh mang điện thoại di động. Trong trường hợp đó, có thể phụ huynh sẽ cần đến thiết bị định vị GPS, kiểm tra vị trí của con qua máy tính hoặc smartphone. Một số công ty bảo mật cung cấp thêm nút khẩn cấp, nghĩa là nếu nút này được nhấn, công ty sẽ liên hệ với phụ huynh để xác minh rằng có muốn nhân viên an ninh có mặt hay không. Các nhân viên có thể đưa trẻ trở về nhà.

07Th3/17
datacenter1 copy copy

Nhật Bản sẽ có siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản đã công bố kế hoạch xây dựng siêu máy tính nhanh nhất thế giới, giúp một số ngành công nghiệp trong nước thực hiện những nghiên cứu quan trọng.

      

Theo Slashgear, dự án này do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Nhật Bản đứng đầu. Siêu máy tính này trị giá khoảng 173 triệu USD và có thể thực hiện 130 triệu tỷ phép tính mỗi giây (130 petaflops). Dự án sẽ bắt đầu ngay trong năm 2017.

Nếu đạt được mục tiêu 130 petaflops, nó sẽ vượt qua siêu máy tính Sunway Taihulight của Trung Quốc để trở thành siêu máy tính nhanh nhất thế giới. Sau khi hoàn thành, máy tính sẽ phục vụ như là một nền tảng nghiên cứu cho các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm y tế, người máy, và ngành công nghiệp xe hơi tự lái.
Siêu máy tính sẽ giúp Nhật lấy lại vị thế đã mất trong một thị trường ngày càng cạnh tranh.
Siêu máy tính này có tên AI Bridging Cloud Infrastructure (ABCI) và đang tiến hành giai đoạn đấu thầu. Một số suy đoán rằng Fujitsu sẽ phụ trách dự án do hãng cũng hiện đang sở hữu siêu máy tính nhanh nhất hiện nay của Nhật Bản là Oak Forest-PACS với khả năng tính toán 13,6 triệu tỉ phép tính mỗi giây.
Sau khi hoàn thành, các công ty sẽ phải trả tiền để sử dụng các siêu máy tính này.

Nguồn tin: thanhnien.vn

07Th3/17
SONY DSC

Những tuabin gió sáng tạo trong thiết kế

Vừa qua, Hiệp hội Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố nguồn năng lượng tái tạo trên toàn cầu lần đầu tiên vượt qua năng lượng than, trong đó năng lượng gió chiếm một tỷ lệ lớn. Hiện nay, những sáng kiến công nghệ mới trong thiết kế tuabin gió không còn là bí ẩn và trở thành hình thức phát triển nhanh nhất các nguồn năng lượng sạch. Các kỹ sư đã phát triển thiết bị mới hiệu quả hơn, an toàn hơn cho con người và động vật.

1.Tuabin gió bão đầu tiên trên thế giới

Tuabin gió bão (typhoon) được phát minh bởi Atsushi Shimizu nhằm khai thác một lượng lớn năng lượng chứa trong các cơn bão thường đổ bộ vào Nhật Bản. Ông ước tính một con bão chứa nguồn năng lượng khổng lồ có thể cung cấp năng lượng cho quốc gia trong 50 năm nếu được khai thác.

Hệ thống này được thiết kế đủ sức chống chọi lại với sức gió khủng khiếp từ các cơn bão, có hệ thống trục đẳng hướng và có thể tùy chỉnh tốc độ quay của cánh quạt. Các thử nghiệm đã được tiến hành và cho những kết quả hứa hẹn. Hiện Shimizu đang làm nhiệm vụ kết nối với các nhà đầu tư để xây dựng các phiên bản thực tế lớn hơn với hy vọng một ngày không xa trong tương lai sẽ có thể sử dụng năng lượng từ các cơn bão để cung cấp cho mạng lưới điện quốc gia.

2. Tuabin lai gió và nước


Bằng cách nào để một tuabin gió tạo ra điện khi không có gió?

Chắc chắn rằng với các tuabin truyền thống điều này đơn giản là không thể, nhưng một dự án mới từ Max Bögl Wind AG và GE Renewable Energy cho phép kết nối tuabin cánh truyền thống với công nghệ thủy điện để tạo ra máy phát điện năng lượng lai đầu tiên trên thế giới – kết hợp năng lượng gió và nước. Thiết bị nằm trong dự án Swabian-Franconian Forest của Đức sẽ khởi đầu với 4 tuabin gió có công suất 13,6 MW. Giai đoạn đầu tiên dự kiến sẽ kết nối với hệ thống lưới điện trong năm tới, và giai đoạn hai sẽ thêm một nhà máy thủy điện công suất 16MW dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018.

3. Tuabin gió trên không trung 


Trong khi hầu hết các dự án năng lượng gió được đặt vững chắc trong lòng đất hoặc trên biển, một số sáng kiến gần đây đã đưa các tuabin lên trên bầu trời, nơi gió di chuyển nhanh nhất. Tuabin gió trên không đầu tiên ra mắt vào năm 2014 tại Fairbanks, Alaska có tên gọi BAT-Buoyant Airborne Turbine do MIT Altaeros Energies thiết kế và xây dựng, đặt ở độ cao 1000 feet (tương đương 300m) nhờ khí heli và có hình dạng như một khinh khí cầu hình trụ khổng lồ. Tuabin gió này tận dụng được nguồn năng lượng gió mạnh hơn từ 5-8 lần so với ở mặt đất. Thí nghiệm trong 18 tháng đã tạo ra đủ năng lượng cho hàng chục hộ gia đình. Do lợi thế vị trí cao, hệ thống BAT cũng có thể cũng truyền tín hiệu WiFi và di động, cũng như các cảm biến thời tiết.

4. Tuabin gió không cánh


An toàn cho chim khi bay gần các tuabin gió là một vấn đề nan giải. Để giảm bớt sự nguy hiểm, các kỹ sư đã tạo ra máy phát điện Vortex Bladeless, có hình dáng như một cọng rơm lớn, mỏng thay vì các lưỡi quạt như thông thường, giúp thu hoạch năng lượng từ các xoáy gió di chuyển trong không khí. Do hệ thống này chiếm diện tích nhỏ nên một số có thể được lắp đặt trong các không gian của tuabin một lưỡi quạt đảm nhận. Người sáng lập Vortex Bladeless nhấn mạnh thiết bị giúp cắt giảm chi phí sản xuất 53%, chi phí bảo trì 80% so với tuabin truyền thống.

5. Tuabin gió kiểu phễu


Tuabin gió sáng tạo này có khả năng sản xuất năng lượng nhiều hơn 600 lần so với cối xay gió truyền thống. Tuabin SheerWind Invelox là một máy phát điện năng lượng gió dạng hình phễu, khai thác gió ở mặt đất và làm tăng tốc độ của gió bên trong nhờ cấu trúc hình phễu thu nhỏ và nhiều nút thắt đột ngột. Hệ thống có thể hoạt động ngay cả trong điều kiện gió thấp và do không có cánh bên ngoài quay với tốc độ cao nên không gây nguy hiểm cho động vật hoang dã tại địa phương. Thiết bị này cũng ít tốn kém chi phí xây dựng hơn so với những tuabin gió truyền thống.

6. Tuabin gió thân thiện với chim trời


Đây là một trong những thiết kế lâu đời nhất trong danh sách này, do cựu chiến binh Raymond Green 89 tuổi cũng là một người yêu chim thiết kế vào năm 2012. Ông đặt tên máy phát điện năng lượng gió này là Catching Wind có hình dạng như một chiếc phễu và loa khổng lồ. Gió sẽ vào và sau đó được nén lại để tạo ra năng lượng nhiều hơn tại các tuabin bên trong. Tuabin gió này không có bộ phận chuyển động bên ngoài nên không đe dọa cho các loài chim khi chúng bay ngang qua. Green đã mở rộng hệ thống này và hy vọng rằng cả dân cư và các khu công nghiệp có thể tạo ra năng lượng tái tạo mà không gây nguy hiểm cho các loài chim.

Tác giả bài viết: Trung Hiếu
Nguồn tin: vnreview.vn

10Th2/17
tin tuc -sk 64-21122016

70 năm sư phạm Việt Nam, đổi mới và phát triển

Sáng 21-12, tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hội Cựu Giáo chức Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “70 năm sư phạm Việt Nam, đổi mới và phát triển”. Tham dự Hội thảo có nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ GD&ĐT, đại diện các trường, khoa sư phạm, các Sở GD&ĐT, các nhà giáo, nhà khoa học, nhà nghiên cứu.


Các đại biểu tham dự hội thảo

Chặng đường 70 năm của ngành sư phạm

Ngày 8/10/1946, Chính phủ đã ký sắc lệnh về việc thành lập ngành sư phạm, trong đó quy định thành lập trường sư phạm các cấp: sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngành sư phạm Việt Nam.

Quá trình phát triển của ngành sư phạm trong 70 năm qua gắn với 4 giai đoạn quan trọng của đất nước. Đó là giai đoạn sau ngày toàn quốc kháng chiến (1946-1954), giai đoạn từ sau hòa bình lập lại (1954-1975), giai đoạn sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975-1985) và giai đoạn 30 năm đổi mới (1986-2016). Trong mỗi giai đoạn lịch sử lại ghi nhận những bước trưởng thành cũng như đóng góp to lớn của ngành sư phạm cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.


Nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, nhiều bài học quý giá trong suốt chặng đường 70 năm đã được chia sẻ. GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, hiếm có một đất nước nào, một dân tộc nào, một chính phủ nào triển khai việc xóa mù chữ thành công trong một thời gian ngắn như ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Bình dân học vụ là một bài học quý báu, ở đó người chưa biết chữ dạy người biết chữ.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, việc ra đời Trường Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Sư phạm Khoa học ngay sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc đã cho thấy sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục nói chung và ngành sư phạm nói riêng.

Chia sẻ về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên của sự nghiệp giáo dục cách mạng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, ông Nguyễn Quốc Bảo, nguyên Cán bộ tiểu ban giáo dục R (Trung ương cục miền Nam) khẳng định: Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ và giáo viên thời kỳ chống Mỹ cứu nước là một trang sử đẹp, xứng đáng được ghi vào lịch sử ngành sư phạm của cả nước. Những bài học kinh nghiệm từ thời kỳ đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phục vụ sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.


NGND.TS Đặng Huỳnh Mai, Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam,
nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu tại hội thảo

Chặng đường 30 năm đổi mới, NGND.TS Đặng Thị Huỳnh Mai, Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, đây là giai đoạn củng cố, phát triển và sắp xếp lại hệ thống sư phạm để đến hiện nay, cả nước có 114 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và 4 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục sư phạm, trong đó có 9 trường ĐHSP, 5 trường ĐHSPKT, 01 trường đại học giáo dục, 01 trường học viện cán bộ quản lý giáo dục, 33 trường CĐSP, 47 khoa/ngành sự phạm trong các trường đại học đa ngành, 18 khoa/ngành sư phạm trong các trường cao đẳng đa ngành, 02 trường trung cấp sư phạm và 03 cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lí cơ sở giáo dục.

Nhìn lại 70 năm ngành sư phạm Việt Nam, như ý kiến của nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục tại hội thảo, nhất thiết phải đổi mới tư duy giáo dục, từ đó thay đổi cách làm giáo dục. Phải thấy giáo dục và văn hóa là các hệ thống xã hội mà mục đích tột cùng đều là xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Ngành sư phạm trước yêu cầu đổi mới và hội nhập

Tham luận tại hội thảo, GS.VS Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục nhìn nhận: Gần đây kinh tế thị trường phát triển mạnh, tuyển sinh vào các trường sư phạm khó khăn, lương nhà giáo vào loại rất thấp. Ngoài ra, chất lượng đội ngũ giáo viên nhìn chung có vấn đề, như vấn đề chuẩn nhà giáo (nhất là ở đại học), cũng có vấn đề về đạo đức, tuy chỉ với số rất ít.


GS.VS Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam,
nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục phát biểu tại hội thảo

GS.VS Phạm Minh Hạc cũng nhấn mạnh: Từ năm học 2016-2017, vấn đề giáo viên nổi lên là nhiệm vụ thứ hai của ngành giáo dục. Đây là việc đúng, vì nếu nhiệm vụ này không được giải quyết thấu đáo sẽ khó thực hiện được sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.

Với quan điểm muốn giáo dục phát triển, trước hết cần có đội ngũ thầy cô chất lượng tốt, theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đến lúc cần sắp xếp lại hệ thống sư phạm trong cả nước, gắn việc đào tạo, bồi dưỡng định kỳ theo chu trình bắt buộc; thay đổi cơ chế tài chính trong đào tạo, tài chính tính theo chương trình đào tạo chứ không tính trên đầu sinh viên; đào tạo gắn với nhu cầu xã hội thông qua điều tra tổng thể và dự báo số lượng; đào tạo mở; các trường sư phạm phải thay đổ quyết liệt về chương trình đào tạo, mô hình đào tạo.


GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát biểu tham luận

Là cái nôi đào tạo giáo viên cho các tỉnh miền núi phía Bắc, trước thực trạng sinh viên sư phạm ra trường không có việc làm như hiện nay, PGS.TS Nguyễn Duy Lương, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc nêu quan điểm: Phải có kế hoạch sát thực với nhu cầu nhân lực phát triển giáo viên của địa phương, khu vực. Kiên quyết dẹp bỏ nạn “lạm phát” giáo sinh, giáo sinh ra trường phải có chất lượng thực sự. Chất lượng giảng viên cũng phải được nâng lên. Thu hẹp và củng cố lại hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên cũng là cách nâng cao chất lượng và tránh lãng phí.

Trước thực trạng của ngành sư phạm, PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục (Bộ GD&ĐT), Giám đốc chương trình phát triển các trường sư phạm cho biết: Thời gian tới phát triển hệ thống sư phạm sẽ tập trung vào công tác quy hoạch, sắp xếp các cơ sở đào tạo giáo viên thành một hệ thống theo hướng lấy các cơ sở đào tạo sư phạm truyền thống, có thế mạnh và tiềm năng làm hạt nhân; đổi mới chương trình, giáo trình, mô hình đào tạo và phương pháp dạy học; khai thác, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục tại các trường đại học sư phạm và học viện quản lý giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trong nước và từng bước hội nhập quốc tế.


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định, ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục từ chú trọng nội dung kiến thức sang phát triển năng lực người học, chuyển từ trọng tâm phát triển về số lượng sang coi trọng phát triển về chất lượng, đồng thời phát triển về quy mô, số lượng. Sứ mệnh đó của sự nghiệp giáo dục phụ thuộc phần lớn vào ngành sư phạm, các trường sư phạm vì không thể có chất lượng giáo dục tốt nếu không có thầy tốt, và không thể có thầy tốt nên không có hệ thống các trường sư phạm đảm bảo chất lượng.

Cũng theo Thứ trưởng, hiện nay, Bộ GD&ĐT đang triển khai nhiều chủ trương để phát triển ngành sư phạm và gần đây một hội thảo về chuẩn nghề nghiệp giáo viên do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì đã được tổ chức để tiếp tục hoàn thiện chuẩn của giáo viên phổ thông, mầm non, chuẩn của hiệu trưởng phổ thông và chuẩn của giảng viên đại học.

Theo đó sẽ giao cho các trường đại học sư phạm hàng đầu là đơn vị nòng cốt trong việc xây dựng hệ thống chuẩn để Bộ ban hành. Bộ cũng đã thực hiện quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, trong đó có các trường đại học trọng điểm hàng đầu của quốc gia để đóng vai trò đầu tàu về đào tạo và đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo để từng bước có được một đội ngũ giáo viên vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.

10Th2/17
img_6432

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát động Tết trồng cây trong toàn ngành Giáo dục

Với lời kêu gọi “mỗi thầy giáo, cô giáo, mỗi học sinh, sinh viên trong cả nước hãy lựa chọn, trồng và chăm sóc ít nhất một cây xanh phù hợp với điều kiện của từng cá nhân, từng gia đình, từng nhà trường, từng vùng, từng địa phương”, chiều 4/2 (tức mùng 8 Tết Đinh Dậu), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã phát động Tết trồng cây trong toàn ngành Giáo dục. 

Trong bài phát biểu phát động, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhắc lại sự kiện cách đây 58 năm, trong bài viết “Tết Trồng cây” đăng trên báo Nhân Dân ngày 28 tháng 11 năm 1959, sau khi phân tích sâu sắc ý nghĩa của việc trồng cây đối với đất nước, với mỗi gia đình, mỗi người dân, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân tham gia Tết Trồng cây.


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát động Tết trồng cây trong toàn ngành Giáo dục

Ngày nay, trong bối cảnh trái đất có xu hướng nóng lên, biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng đang đe dọa cuộc sống của con người trên trái đất, đòi hỏi phát triển kinh tế bền vững phải đi đôi với bảo vệ môi trường, trở thành yêu cầu sống còn với mọi quốc gia, thì việc trồng cây, trồng rừng và bảo vệ rừng ngày càng có ý nghĩa to lớn và hết sức quan trọng.

“Trồng cây không chỉ là công việc nông lâm đơn thuần, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục đạo đức lao động, đặc biệt là nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường sinh thái” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thực hiện lời dạy của Bác “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, để bảo vệ môi trường, chống hiệu ứng nhà kính, làm sạch không khí, cung cấp oxy, ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước, chống xói mòn đất, chống gió cát, bảo vệ ruộng đồng, bảo vệ trẻ em khỏi các tia cực tím, cung cấp thực phẩm và đặc biệt là tạo bóng mát phủ xanh trường học, thôn xóm, đô thị, vùng đất trống, đồi trọc, Bộ trưởng đề nghị, các nhà trường quan tâm thường xuyên tới việc gìn giữ, bảo vệ và xây dựng một môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, trong lành cho các em sinh thân yêu. Hãy chọn việc bảo vệ, trồng và chăm sóc cây xanh làm điểm tựa, đòn bẩy cho các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng các em học sinh trồng cây xanh tại Lễ phát động

Để tiếp tục thực hiện tốt lời căn dặn của Bác Hồ và nhiệt liệt hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” mà Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa phát động: “Tất cả người dân Việt Nam trong dịp xuân Đinh Dậu 2017 hãy hăng hái tham gia trồng cây, trồng rừng. Mọi người trồng cây, mọi nhà trồng cây”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ kêu gọi mỗi thầy giáo, cô giáo, mỗi học sinh, sinh viên trong cả nước hãy lựa chọn, trồng và chăm sóc ít nhất một cây xanh phù hợp với điều kiện của từng cá nhân, từng gia đình, từng nhà trường, từng vùng, từng địa phương.

10Th2/17
2-imo

Đội tuyển toán Việt Nam dẫn đầu cuộc thi quốc tế

Đội tuyển quốc gia Việt Nam xuất sắc giành tới 24 huy chương trong kỳ thi toán và khoa học quốc tế dành cho học sinh dưới 13 tuổi (IMSO) 2016 được tổ chức tại Indonesia.


Đội tuyển Việt Nam chụp ảnh cùng Chủ tịch IMOS quốc tế

Theo thông tin từ IMSO Việt Nam, đoàn học sinh Việt Nam đã giành 7 huy chương vàng, 12 huy chương bạc và 5 huy chương đồng.

Trong đó, đội tuyển toán có 7 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 3 huy chương đồng. Với thành tích đó, đội tuyển toán đã xuất sắc lần đầu tiên đạt vị trí xếp hạng cao nhất toàn đoàn. 7 học sinh giành huy chương vàng gồm: Cao Thúy An, Nguyễn Khánh Nam, Nguyễn Nhật Minh (học sinh lớp 6, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam); Giang Khánh Chi, Ngô Quý Đăng (học sinh Trường THCS Archimedes Academy); Lê Đức Minh (học sinh Trường THCS Đoàn Thị Điểm) và Phạm Việt Hưng (học sinh Trường THCS Ngôi sao Hà Nội).

Đội tuyển khoa học xếp thứ 5 toàn đoàn với 10 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Kỳ thi IMSO dành cho học sinh 11-12 tuổi lần thứ 13 được tổ chức trong các ngày từ 9-13.11 tại thành phố Tangerang, Indonesia với sự tham gia của hơn 400 thí sinh đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những đội mạnh như: Trung Quốc, Singapore, Bulgaria, Hà Lan, Iran, Đài Loan…

Đây là năm thứ hai học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi này. Năm 2015, lần đầu tiên tham dự nhưng 31/32 học sinh đều giành huy chương. Đề thi của IMOS được các nhà chuyên môn đánh giá cao về tính khoa học cũng như tính thực tiễn ở cả ba phần thi tìm đáp án, tự luận và khám phá.

Thí sinh dự thi phải tự đọc đề và làm bài thi bằng tiếng Anh. Thí sinh thi toán phải trải qua 3 phần thi: trắc nghiệm viết đáp số (25 bài/60 phút); tự luận (13 bài/90 phút) và khám phá (6 bài/120 phút). Các thí sinh thi khoa học dự thi 2 phần: lý thuyết và thực hành với 3 môn thi vật lý, sinh học và hóa học.