26Th10/17

Bí quyết học tốt môn toán THCS

Toán học là một môn học đòi hỏi tính tư duy cao nên thường nếu bạn yếu môn toán thì học toán là một nỗi ám ảnh với bạn. Tuy nhiên các bí quyết học tốt môn toán THCS & THPT dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đụng đến môn toán học khó nhằn này.

 Cái gì cũng có sự bắt đầu, ban đầu là dễ dần dần khó lên. Học toán cũng vậy, nếu muốn học tốt môn toán THCS & THPT và giải được những bài toán khó thì trước hết bạn phải nắm thật chắc cơ bản đã. Đừng chủ quan, coi thường chúng, cơ bản, đơn giản nhưng chính là trọng tâm. Bạn cần bám sát nội dung sách giáo khoa, nghĩa là phải chú trọng các phần lý thuyết cơ bản, đọc kỹ lý thuyết rồi làm bài tập đầy đủ từ dễ đến khó.

Ôn bài từng đoạn: Sau khi làm bài tập áp dụng cho từng bài, cuối mỗi chương cần làm bài tập ôn để nhìn lại các bài toán có tính chất tổng hợp và đó cũng là dịp tập huy động kiến thức liên quan để giải một bài toán. Việc làm này rất cần thiết vì các bài toán tổng hợp thường sẽ rất gần giống với đề thi.

1. Các bước học tốt môn toán THCS & THPT tại lớp

– Học thuộc bài cũ như định nghĩa, định lí, hệ quả, công thức, các ví dụ ứng dụng,… và các kiến thức cũ liên quan trước khi vào bài học mới.
– Đọc trước SGK bài học mới để biết bài học mới sẽ học gì và cần kiến thức cũ nào liên quan.
– Tập trung chú ý nghe Thầy, Cô giảng bài, không lơ đảng, nói chuyện hoặc làm việc khác và ghi chép bài đầy đủ. Có thắc mắc điều gì, hay không hiểu điều gì thì mạnh dạn hỏi để Thầy, Cô giảng lại… Không sợ chi hết, không hiểu cứ đứng lên bảo: “Cô/Thầy ơi em chưa hiểu ạ!!”… Ai dám la bạn nào!! Trừ khi đã giảng lại 2 -3 lần rồi mà đứng lên hỏi kiểu đó thì…
– Phải có giấy nháp đầy đủ để giải các ví dụ ứng dụng của bài học và phải có đầy đủ các dụng cụ học tập (kể cả máy tính bỏ tủi).
– Cuối mỗi tiết học hãy chú ý lắng nghe Thầy, Cô củng cố bài, tóm tắt bài học, hướng dẫn giải bài tập về nhà, các bước giải toán.
– Giờ bài tập:
+ Chuẩn bị trước BT ở nhà theo hướng dẫn của Thầy, Cô.
+ Chú ý nghe Thầy, Cô sửa BT và ghi chép bài sửa đầy đủ để về nhà xem lại.
+ Chỗ nào chưa rõ hoặc không hiểu thì mạnh dạn hỏi ngay. Nếu không hỏi Thầy, Cô thì hỏi các bạn trong lớp hoặc lớp khác.
+ Giờ BT phải có đầy đủ dụng cụ học tập và giấy nháp. (để có tinh thần học tốt hơn)
+ Không nói chuyện, sao lãng hay làm việc khác khi đang sửa bài….

 

2. Các bước học tốt môn toán THCS & THPT tại nhà:

– Chia thời gian biểu để học môn Toán.
– Học thuôc bài và xem lại các ví dụ trước khi làm BT. Xem lại các BT đã sửa trên lớp.
– Học các công thức phải viết ra giấy nháp, không học vẹt và học tủ.
– Học dàn bài của bài học, các cách giải bài tập mà Thấy, Cô đã hướng dẫn trên lớp.
– Đọc trước SGK bài học mới.
– Đọc sách tham khảo (có thể THƯ VIỆN TRƯỜNG có rất nhiều sách Toán hay).
– Làm và luyện tập BT ở nhà.

Chỉ cần bạn chịu khó học và luyện tập theo các bí quyết học tốt môn toán THCS & THPT trên đây, đảm bảo trong vòng 2 tháng bạn sẽ yêu thích môn toán và học toán giỏi hơn. Chúc các bạn thành công.

26Th10/17

Những giải pháp bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp

Môi trường xanh – sạch – đẹp là tiêu chí quan trọng trong phương hướng và chiến lược xây dựng xã hội văn minh, cuộc sống xanh.

Một môi trường xanh luôn là niềm mong ước của tất cả mọi người, do con người xây dựng lên từ quá trình cải tạo và biến đổi thiên nhiên. Trong thực tế cho thấy, con người vô hình chung trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư hệ hô hấp hiện nay.

Ô nhiễm môi trường ngày càng có chiều hướng gia tăng trên diện rộng và mức độ ô nhiễm tăng cao. Những biện pháp bảo vệ môi trường sau đây giúp chúng ta có một môi trường xanh sạch đẹp cho mọi người.

Làm thế nào để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp?

Ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp là điều đầu tiên cần quan tâm đến trong quá trình bảo vệ môi trường. Con người trong quá trình khai phá, làm chủ thiên nhiên cũng là yếu tố tác động đến môi trường lớn nhất. Mặt khác, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường là bảo vệ các điều kiện sinh tồn tốt nhất cho chính con người và tất cả các loài sinh vật nói chung. Do đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp là thực sự quan trọng. Những biện pháp sau đây có thể nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường.

Làm thế nào để bảo vệ môi trường đòi hỏi những giải pháp thiết thực để bảo tồn chất lượng môi trường, nâng cao chất lượng môi trường qua những việc làm cụ thể. Nhằm làm thế nào để bảo vệ môi trường toàn diện, gồm: bảo vệ môi trường đất, bảo vệ môi trường biển, bảo vệ môi trường không khí. Như sau:

Vệ sinh sạch sẽ môi trường

Trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc của con người. Vệ sinh môi trường đánh giá vào ý thức tự giác của mỗi cá nhân trong việc chấp hành quy định chung, đồng thời để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Vệ sinh môi trường gắn liền với việc dọn dẹp nơi ở thường xuyên, không thải bừa bãi các chất có nguy cơ gây hại xuống môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí. Đề án thu gom rác thải vùng nông thôn cũng như các đề án giải pháp bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp khác đã được thực hiện trong cả nước trong đó có nhiều địa phương đã thực hiện tốt, mang lại hiệu quả như Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng…

Trồng cây gây rừng

Tình trạng khói bụi ngày càng gia tăng nên việc tăng cường trồng cây xanh trở thành hành động thật sự thiết thực và hữu ích. Thế nhưng thực tế như sự khai thác tràn lan tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu khiến số lượng cây lim xanh trong rừng nguyên sinh ở Quảng Nam ngày càng khan hiếm.Chính quyền địa phương cần có phương án duy trì, bảo vệ những cánh rừng nguyên sinh cũng là bảo vệ môi trường sống chung của cộng đồng.

Hạn chế sử dụng túi nilon

Trong cuộc sống, mọi sinh hoạt đều sử dụng tới túi nilon như một vật dụng không thể thiếu. Nilon là chất rất khó phân hủy, khi ở trong môi trường đất hoặc nước sẽ cản trở quá trình phát triển của các sinh vật khác.

Trong sinh hoạt, việc sử dụng túi nilon trở thành một thói quen. Sử dụng túi nilon như vật dụng để đựng thực phẩm mà nhiều người không biết tới tính nguy hại.

Hãy sử dụng túi bằng vải, túi bằng giấy thay thế túi nilon để góp phần bảo vệ môi trường.

Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời

Việc tận dụng năng lượng xanh tự nhiên cho hiệu suất sử dụng cao. Việc sử dụng năng lượng mặt trời để ứng dụng vào đời sống hoàn toàn hợp lý và làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Một môi trường xanh – sạch – đẹp đánh giá trình độ dân trí của con người, đồng thời phản ánh sự phát triển tiến bộ của nhân loại.

22Th4/17
unnamed-7789-1438935827

Công nghệ biến màn hình điện thoại thành pin Mặt Trời trong suốt

Công ty Ubiquitous Energy có trụ sở tại Thung lũng Silicon, Mỹ đang có kế hoạch sản xuất một loại pin Mặt Trời mới trong suốt, phủ lên màn hình điện thoại và cửa sổ trong tương lai.

Công ty Ubiquitous Energy có trụ sở tại Thung lũng Silicon, Mỹ đang có kế hoạch sản xuất một loại pin Mặt Trời mới trong suốt, phủ lên màn hình điện thoại và cửa sổ trong tương lai. 


Pin Mặt Trời tương lai sẽ trong suốt như một tấm kính. Ảnh: NG

Pin Mặt Trời ngày càng phổ biến nhưng con người mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ của nguồn năng lượng khổng lồ này. Hiệu suất chuyển hóa từ quang năng thành điện năng cao nhất mới chỉ đạt 20%. Song song với việc nâng cao hiệu suất pin, các nhà khoa học cũng muốn mở rộng phạm vi lắp đặt và ứng dụng các tấm pin. Với pin Mặt Trời trong suốt, thay vì chỉ có thể lắp đặt trên mái nhà, có thể dùng để phủ trên cửa kính các tòa nhà cao tầng hay sử dụng cho các thiết bị điện tử như điện thoại di động.

Nguyên lý hoạt động của pin Mặt Trời trong suốt rất đơn giản. Ánh sáng Mặt Trời là tập hợp của vô số các bước xạ thuộc vùng không nhìn thấy (hồng ngoại, tử ngoại) và các bước xạ thuộc vùng nhìn thấy. Pin Mặt Trời trong suốt là loại pin chỉ chuyển hóa năng lượng của các bức xạ hồng ngoại và tử ngoại thành điện năng, cho ánh sáng nhìn thấy đi qua. Nói cách khác, nó “trong suốt” với mắt người.

Theo National Geographic, loại vật liệu sử dụng để chế tạo pin Mặt Trời trong suốt là vật liệu hữu cơ.

“Ưu điểm của việc sử dụng vật liệu hữu cơ là nguyên liệu luôn sẵn có và rất phong phú,” Nikos Kopidakis, một nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo Mỹ (NREL), cho biết.

Một ưu điểm nữa của pin vật liệu hữu cơ là dễ chế tạo hơn pin Mặt Trời truyền thống. Với công nghệ chế tạo pin Mặt Trời hiện tại, cần phải có buồng chân không cao và lò nung nhiệt độ cao, 300-400 độ C. Loại pin mới không cần buồng chân không và có thể chế tạo ở nhiệt độ thường. Với quá trình phủ phim tiêu chuẩn hiện nay, các kỹ sư của Ubiquitous có thể tạo ra các lớp quang điện hữu cơ có độ dày chỉ bằng 1/1000 độ dày sợi tóc.

Tuy nhiên, có một vấn đề với loại pin mới này là hiệu suất chưa cao như pin truyền thống. Vì vậy các nhà nghiên cứu của Ubiquitous sẽ chứng minh tính ứng dụng của pin Mặt Trời trong suốt ở quy mô nhỏ trước. Cơ sở sản xuất thử nghiệm của công ty đặt tại thành phố Redwood, California hiện đang hợp tác với những công ty khác để sản xuất các bản mẫu điện thoại thông minh, đồng hồ và thiết bị điện tử nhỏ, sử dụng công nghệ pin trong suốt của Ubiquitous. Nếu suôn sẻ, trong tương lai, cửa sổ và màn hình điện thoại di động sẽ được phủ một lớp pin mỏng vô hình.

30Th3/17
wonder-129-school-bus-static-image-1490677456

Học sinh tiểu học các nước đi học bằng phương tiện gì?

Học sinh, dù là tiểu học, ở các nước được khuyến khích tự đến trường, đi bộ, xe buýt hoặc xe đạp. Học sinh Hà Lan chủ yếu đạp xe đi học còn ở Nhật, học sinh đi bộ.

Học sinh tiểu học các nước đi học bằng phương tiện gì?
Xe buýt màu vàng biểu tượng của nước Mỹ, chuyên dùng để chở học sinh đi học

Hà Lan đi xe đạp, Mỹ đi xe buýt trường

Theo nghiên cứu của cộng đồng xe đạp Anh, nước này mỗi năm sẽ tiết kiệm được 520 triệu bảng Anh nếu như cha mẹ để con tự đến trường, thay vì đưa đón chúng.

Không chỉ tiết kiệm tiền, đi xe đạp đến trường còn giúp tăng cường sức khỏe học sinh. Số liệu trong năm 2.000, tại nước Anh có 125 người chết khi đi xe đạp, trong số này chỉ có 20 trẻ em. Trong khi đó, số người tử vong vì bệnh tim mạch vào khoảng 125.000.

Tại Hà Lan, phương tiện chính của học sinh đến trường là xe đạp. 2/3 học sinh tiểu học Hà Lan đi bộ hoặc xe đạp đến trường và con số này tăng lên thành 3/4 đối với học sinh trung học.

Học sinh tiểu học các nước đi học bằng phương tiện gì?
Một bãi xe đạp ở trường học tại Hà Lan – Ảnh: bicycledutch

Một trong những lý do chính khiến học sinh Hà Lan thoải mái đến trường bằng xe đạp hoặc đi bộ là do trường gần nhà. Khoảng 50% học sinh Hà Lan có trường cách nhà dưới 5km và 38% học sinh có nhà cách trường dưới 15km. Tính tổng cộng, hơn 90% học sinh Hà Lan có khoảng cách từ trường đến nhà phù hợp để đi xe đạp.

Tại Thụy Điển, gần như tất cả học sinh tiểu học đều đi bộ tới trường bởi trường tiểu học gần nhất đều không cách nhà quá 2km. Nếu khoảng cách nhà xa hơn, chính phủ có một số quy định về việc trả tiền phương tiện đi lại.

Đơn cử, tại khu vực Hallstahammer, chính phủ sẽ trả tiền xe buýt nếu học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 có nhà cách trường hơn 2km; nếu học sinh từ lớp 4 đến lớp 6 có nhà cách trường hơn 3km và nếu học sinh từ lớp 7 đến lớp 9 cách trường hơn 4km.

Tại Mỹ, phương tiện chính để học sinh đến trường là xe buýt. Những chiếc xe buýt sơn màu vàng chuyên dùng để chở học sinh đã trở thành biểu tượng tại Mỹ. Mỗi năm, một học sinh phải tốn khoảng 500 USD tiền vé xe buýt tới trường và chỉ có bang Pennsylvania miễn tiền vé cho học sinh.

Số liệu trong năm học 1999-2000 cho biết chi phí cho hệ thống xe buýt vàng lên đến gần 12 tỉ USD. Tất cả xe buýt vàng đều phải đạt chuẩn của bang, liên bang và được xem là phương tiện đi học an toàn nhất tại Mỹ với số tai nạn gây thiệt mạng thấp hơn so với đi xe riêng, xe buýt công cộng hay xe lửa…

Học sinh Nhật tự đi học từ lớp 1

Trong khi đó tại Nhật, hầu hết học sinh tiểu học và trung học đi bộ đến trường. Tại Tokyo, học sinh đi bộ khoảng 5 đến 15 phút sẽ tới được trường. Ở thành thị, trường học quy mô nhỏ nằm rải rác nên học sinh không cần dùng đến xe buýt.

Thông thường, nhóm học sinh gần nhà sẽ cùng nhau đi học. Ở những khu vực nhiều xe cộ, phụ huynh hoặc nhân viên nhà trường thay phiên nhau canh chừng cho nhóm học sinh băng qua đường. Học sinh được dạy giơ tay ra hiệu để qua đường hoặc cầm cờ để gây chú ý. Một số trường tiểu học phát nón màu sáng, dễ gây chú ý cho học sinh để đội khi đi đến trường.

Hầu hết học sinh trung học và thiểu số học sinh tiểu học dùng phương tiện công cộng như tàu điện, xe buýt để đi học.

Việc hầu hết học sinh tiểu học Nhật đi bộ hoặc dùng tàu điện để tới trường gây ngạc nhiên cho chính các nước phương Tây. Kênh truyền hình CBS có bài báo viết về ‘hiện tượng’ học sinh lớp 1 ở Nhật tự đến trường bằng phương tiện công cộng.

Học sinh tiểu học các nước đi học bằng phương tiện gì?
Hình ảnh học sinh tiểu học Nhật một mình đi học – Ảnh: TheAtlantic.com

Bài viết mô tả cậu học sinh lớp 1 Ryuhei Sato mỗi ngày mất 55 phút, bao gồm hai chặng đi bộ và hai chặng xe lửa, để đến trường. Bà Yummi Sato, mẹ Ryuhei cho biết ban đầu bà rất lo lắng nhưng sau đó không còn nữa.

Theo kênh CBS, thật ra việc tự đi học là quy định của trường nơi Ryuhei học. Teru Clavel, một nhà xã hội học Mỹ gốc Nhật hiện đang sống tại Tokyo nói: “Nền văn hóa dạy rằng trẻ em phải biết tự lập ở tuổi bắt đầu đi học, chính xác là 6 tuổi”. Bản thân bà Clavel cũng để con gái một mình tới trường hằng ngày.

Trước những cạm bẫy mới trong xã hội như nạn ấu dâm, bạo lực… việc để con đi học một mình là điều đáng quan tâm. Trả lời vấn đề này, bà Clavel nói: “Rõ ràng ngoài đường có nhiều mối nguy hiểm. Phụ huynh phải nhớ rằng ngoài việc tập cho trẻ tự tin và trao tự do cho trẻ, còn phải trang bị cho chúng nhiều phương tiện để định hướng”.

Bản thân Ryuhei cũng tỏ ra ‘bất bình’ nếu có ai bàn luận về việc cậu tự đi học. Kết thúc bài viết, CBS dẫn lời Ryuhei rằng tại sao học sinh ở Mỹ không tự đến trường bằng xe lửa.

30Th3/17
Primary school students walk through the ruins of a demolition area surrounding their school, after class in Zhengzhou, Henan province, China, January 9, 2015. REUTERS/Stringer

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường

Không riêng gì Việt Nam, tại rất nhiều nơi thế giới, đường đến trường vẫn là thử thách lớn cho các em học sinh, nhất là ở các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa.

Hãng tin Reuters ngày 2-6 giới thiệu loạt ảnh chụp trẻ em đến trường hoặc cùng sinh hoạt học hành ngoại khóa với muôn màu muôn vẻ và toát lên tinh thần vượt khó của các học sinh – dù ở những quốc gia văn minh như Pháp, Canada hay những nơi hẻo lánh ở Philippines, Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Afghanistan…

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Một người phụ nữ cùng một số em học sinh băng qua một vách đá sát biển ở làng Kawag village, tỉnh Zambales, phía Bắc Manila (Philippines) để đến trường vào ngày đầu năm học mới.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Các em học sinh tập leo núi tại khu vực dành cho người đi bộ nằm giữa bảo tàng Orsay và cầu Alma bên bờ sông Seine, Paris.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Thầy Xu Liangfan hộ tống các học sinh của mình di chuyển trên một con đường nhỏ nằm cheo leo bên vách đá để đến trường tiểu học Banpo ở thành phố Tất Tiết, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Các em học sinh đu bám vào một bên cây cầu bị sập để băng qua sông đi học ở một ngôi trường tại làng Sanghiang Tanjung, Indonesia.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Các nữ sinh đi qua một tấm ván đặt giữa các bức tường pháo đài Galle được xây dựng từ thế kỷ 16 ở Sri Lanka
Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Thầy  giáo Xie Bihua, 47 tuổi, cùng học sinh của mình đi bộ trên một con đường nhỏ xíu ở huyện Uy Ninh, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, để về nhà sau giờ học tại một trường tiểu học nằm ở khu vực miền núi.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Học sinh mang ủng cao su bước trên một cây cầu tạm bợ làm từ những chiếc ghế đẩu để vào lớp ở trường tiểu học Sitio Tapayan, tỉnh Rizal, Philippines.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Học sinh tiểu học đi qua khu vực đổ nát quanh trường mình sau trận động đất tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Hai nam sinh ở làng Bassi Kalan, thành phố Jammu, Ấn Độ đang di dời bàn ghế sau khi trường mình bị ngập nước do mưa lớn.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Các em học sinh tiểu học đeo mũ bảo vệ đầu khi đi bộ tới trường học ở Tokyo, Nhật Bản.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Học sinh tiểu học ở làng Nagari Koto Nan Tigo, tỉnh Tây Sumatra, Indonesia xách giày và cặp khi băng qua một con sông  để đến trường.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Học sinh làng Ibsheway el-Malaq, đông bắc Cairo, Ai Cập, đu bám sau một chiếc xe để về nhà sau giờ học.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Học sinh làng Ibsheway el-Malaq, đông bắc Cairo, Ai Cập, đu bám sau một chiếc xe để về nhà sau giờ học.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Các em học sinh đi dạo trong trường tiểu học Omika ở thành phố Minamisoma, Nhật Bản, nơi có mức độ phóng xạ hiển thị trên đồng hồ đo là 0,12 microsievert một giờ. Trường Omika nằm cách nhà máy năng lượng hạt nhân Fukushima Daiichi, nơi từng bị sóng thần tàn phá, khoảng 13 dặm (hơn 20km).

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Một nam sinh người Afghanistan đạp xe ngang qua một người lính Mỹ trong một cuộc tuần tra chung giữa lính quân đội Mỹ với binh sĩ Afghanistan tại làng Ahmadak, quận Baraki Barak, tỉnh Logar, Afghanistan.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Một nhóm trẻ em leo qua một cây cầu hư vắt ngang suối ở thành phố Srinagar, Ấn Độ trên đường từ trường về nhà.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Hai bé gái học sinh tiểu học lội sông đi học ở làng Nagari Koto Nan Tigo, tỉnh Tây Sumatra, Indonesia.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Trẻ em đạp xe đi học dưới thời tiết dày đặc sương mù ở thị trấn Sampit, tại tỉnh miền Trung Kalimantan của Indonesia.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Học sinh đi thuyền gỗ qua sông Bengawan Solo để đến trường ở huyện Bojonegoro, tỉnh Đông Java, Indonesia.

Xúc động với ảnh trẻ em thế giới vượt khó đến trường
Học sinh đi bộ qua một khu vực dày đặc trụ điện trong một cơn bão ở phía Đông Toronto, Canada.
30Th3/17
Xie Bihua (L), a 47-year-old teacher of a rural primary school located at the mountainous area, leads on a small dirt road as he walks with his students after school, in Weining Yi, Hui, and Miao Autonomous County, Guizhou province, China, May 28, 2015.  REUTERS/Stringer

Học sinh Nhật Bản được dạy đi bộ đến trường an toàn

Nhật Bản nổi tiếng với tính tự lập, hầu hết tự đến trường và về nhà ngay từ khi bắt đầu vào tiểu học. Để đảm bảo an toàn cho con, phụ huynh không hoàn toàn bỏ mặc mà hướng dẫn từng chi tiết nhỏ trong thời gian đầu.

Kirsty Kawano, bà mẹ hai con người Australia đã sống ở Nhật Bản nhiều năm. Cô có bài chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn con đi học một mình của các bà mẹ Nhật Bản trên Savvy Tokyo.

Thay đổi lớn nhất của trẻ em Nhật Bản khi từ mẫu giáo lên tiểu học là được bố mẹ trao cho sự độc lập. Không còn sự giám sát từng ly từng tí, trẻ thoải mái đi bộ đến trường và đi bộ về nhà một mình. Hầu hết trẻ em đều vui mừng với sự thay đổi đột ngột này và nhiều phụ huynh dành thời gian thỏa thuận với con những quy định trên hành trình đơn độc phía trước.

Một đứa trẻ có thể tưởng tượng về ngày đầu tiên tự đi học là một ngày tràn ngập ánh nắng, chim hót véo von, hàng xóm thân thiện vẫy tay chào, gặp nhiều người bạn mới và trải nghiệm những điều thú vị trên đường đi. Tuy nhiên, hình ảnh hiện lên trong đầu phụ huynh có thể là một ngày xám xịt với người xấu đang chờ sẵn trên đường. Thực tế, hàng triệu trẻ em tự đi học, về nhà an toàn mỗi ngày và đằng sau đó là câu chuyện dạy con về an toàn của phụ huynh Nhật Bản.

Trước ngày khai giảng vào đầu tháng tư hàng năm, nhiều phụ huynh cùng con thực hiện một chuyến đi bộ đến trường và về nhà. Trên đường, trẻ được hướng dẫn cách qua đường an toàn. Nếu có thể đi cùng con trong một ngày học bình thường, phụ huynh sẽ dễ dàng chỉ cho con về sự đông đúc trên đường phố, nhìn thấy có bao nhiêu trẻ em cùng đi bộ đến trường từ địa điểm gần nhau.

Điều quan trọng là lưu ý cho trẻ về các cửa hàng hoặc địa điểm công cộng trên đường có thể dùng làm nơi trú ẩn trong trường hợp khẩn cấp, kiểm tra trước xem địa điểm đó có mở cửa lúc 8h sáng hay không. Một số được đánh dấu với biển “kodomo 110-ban” (kodomo hyaku-tou-ban). Trẻ trốn ở đó sẽ được bảo vệ cho đến khi cảnh sát đến. Phụ huynh có thể tập cho con nhớ các điểm này bằng cách tạo trò chơi đếm địa điểm “kodomo 110-ban” trên đường đến trường.

Ngoài ra, dạy con chào hỏi những người bán hàng và người dân dọc đường đi học sẽ khiến họ để mắt đến trẻ để dễ nhận ra nếu chẳng may có điều bất thường, đồng thời giúp trẻ cảm thấy mình cũng là một cư dân bình thường ở đó.

Hầu hết trường học có người hướng dẫn đứng ở các ngã tư gần trường và sử dụng cờ hiệu để ra dấu cho trẻ sang đường an toàn. Một số trường còn có luật không được quay về nhà để lấy đồ bỏ quên một khi đã rời nhà đến trường.

Cảnh sát nói rằng thời điểm nguy hiểm nhất đối với học sinh tiểu học là sau khi tan học. Đây là lý do trường yêu cầu học sinh về thẳng nhà, cất cặp sách và mũ trước khi đi chơi. Đi bộ qua công viên với trang phục học sinh sẽ khiến người xấu để ý. Trường tư vấn cho học sinh những tuyến đường từ nhà đến trường và ngược lại, nhờ đó phụ huynh có nhiều lựa chọn để tìm con nếu các em lâu trở về nhà.

Trong tháng tư, học sinh lớp một thường tan học sớm hơn cả trường, vào khoảng 14h30. Tuy nhiên, các lớp khác nhau có thể không tan học cùng một lúc. Nếu trẻ hứa về nhà cùng một người bạn, có thể trẻ sẽ đợi bạn đó tan lớp. Lối vào các tòa nhà, nơi có kệ giày thường là chỗ tụ tập lý tưởng của học sinh. Trẻ có thể kiểm tra bạn mình ở lớp khác đã về hay chưa bằng cách quan sát kệ giày.

Các trường học Nhật Bản hướng dẫn trẻ đừng bao giờ chơi một mình sau giờ học, luôn thông báo với người giám hộ mình sẽ đi đâu, với ai và về nhà lúc mấy giờ. Nhiều trẻ Nhật Bản sử dụng điện thoại di động từ sớm và có thể gọi về hỏi xin bố mẹ nếu muốn chơi lâu hơn.

Các công ty bán điện thoại di động thường cung cấp phiên bản dành cho trẻ em với các chức năng đơn giản như chấp nhận cuộc gọi, thực hiện cuộc gọi đã được đăng ký trước. Số điện thoại đăng ký thường hạn thế, do đó trẻ chủ yếu chỉ liên lạc với gia đình. Điện thoại di động dành cho trẻ em cũng thường được trang bị hệ thống định vị toàn cầu cho phép phụ huynh tìm được vị trí của con bất cứ lúc nào. Trẻ và bố mẹ có thể nhắn tin cho nhau qua điện thoại, nhưng không có những tính năng khác như chụp ảnh, lướt web, chơi game nhằm hạn chế những tiêu cực liên quan đến thiết bị công nghệ này đối với trẻ.

Một số trường cấm học sinh mang điện thoại di động. Trong trường hợp đó, có thể phụ huynh sẽ cần đến thiết bị định vị GPS, kiểm tra vị trí của con qua máy tính hoặc smartphone. Một số công ty bảo mật cung cấp thêm nút khẩn cấp, nghĩa là nếu nút này được nhấn, công ty sẽ liên hệ với phụ huynh để xác minh rằng có muốn nhân viên an ninh có mặt hay không. Các nhân viên có thể đưa trẻ trở về nhà.